Wednesday 15 July 2009

Mẹ Tsukasa - Joon Pyo

1. Ấn tượng đầu tiên về mẹ Thú: Manga: thực tình thì bà xuất hiện lần đầu tiên qua lời kể của Tsukasa



=> Một ấn tượng về sự trơ trọi, mối quan hệ xa cách, phải không?

Nhưng lần đầu tiên xuất hiên thực sự, bà xuất hiện trong mối lo sợ của Tsukushi về một "vị giám khảo ghê gớm" đối với "ứng cử viên cho vị trí con dâu nhà Doumiouji", người mà Cỏ vừa được nghe F4 cảnh báo về sự khắc nghiệt, đáng sợ trước đó. Doumiouji Kaede dường như xuất hiện trong ấn tượng về sự quyền uy và khó tính.




Bản J đã chọn cách thể hiện thế nào?

Bà Doumiouji xuất hiện trong bối cảnh ngôi nhà xa hoa lộng lẫy, sang trọng tuyệt đỉnh nhưng có gì tối tăm lạnh lẽo. Và thậm chí khi người ta còn chưa thấy mặt bà, thì người ta đã thấy bà đang nói chuyện về một vụ làm ăn.



Bà xuất hiện giữa một cánh cửa lớn, bao quanh bởi một loạt những người trợ lý theo "hầu", vẫn không ngừng bước, và cũng không ngừng nói chuyện.



Lạnh lùng, thẳng thừng chấm dứt vụ làm ăn khi không thấy vừa ý.



Đến tận lúc đó, bà mới quay ra nhìn đứa con trai đã đứng đó nãy giờ.



Có cái gì đó cay đắng trong câu trả lời của Tsukasa



Vẫn không hề có một chút thay đổi nào trên sắc mặt, bà lạnh nhạt sửa bông hoa tai, rồi ngó lại Tsukasa, chẳng buồn đáp lời.

Ánh mắt này có thể gọi là gì?



Mối căm ghét hay sự thờ ơ? Căm giận hay sự oán trách vì khao khát yêu thương mà chưa từng được đáp lại?

=> Chỉ trong một cảnh ngắn ngủi mà thể hiện được toàn bộ ấn tượng về bà Doumiouji, và cả mối quan hệ lạnh lùng, nhạt nhẽo giữa hai mẹ con.

Bản K thì sao?

Bà chủ tịch tập đoàn Shinwa (nếu có viết sai thì thứ tội) xuất hiện trước cả F4. Người ta thậm chí còn chưa biết bà có quan hệ như thế nào với các nhân vật chính. Khuôn mặt bà tạo ra ấn tượng về một người khắc nghiệt, khó tính.



Nhưng bà lại xuất hiện trong tình cảnh tập đoàn đang lâm vào một cơn nguy khốn do bị báo chí chỉ trích tứ tung, biểu tình phản đối ầm ầm. Bà cau có, nổi giận với người trợ lý, trong khi anh này vẫn cố ra vẻ chịu đựng sự giận dữ tùm lum của bà. Trông bà giống như một bà giám đốc nào đó đang cố chống chọi cho một cái công ty bé tí trước nguy cơ phá sản.



=> hình như đạo diễn hơi sai lầm khi cho bà xuất hiện như thế này. Quá sớm, và trong một hoàn cảnh hạ bớt quyền uy cũng như sức mạnh của bà. Cách xuất hiện này phần nào làm giảm đi ấn tượng về sức mạnh của bà và sự hùng mạnh của tập đoàn mà bà cai quản. Thật tiếc, bà diễn vẻ ghê gớm đáng sợ nhưng lại không có được vẻ bình thản, lạnh lùng cho xứng đẳng cấp của một người phụ nữ nắm trong tay tập đoàn lừng lẫy, lớn nhất nhì thế giới.


2. Phong cách trong suốt câu chuyện:

Manga:

Bà Doumiouji thường xuất hiện trong một dáng vẻ tự tin, đầy quyền lực. Bà đẹp, dáng điệu quý phái, nụ cười lạnh nhạt và ánh mắt sắc lạnh như tiền.





Mỗi lần tình cờ thấy bà, bà đều đang đi giữa một bầy trợ lý, và lúc nào cũng là công việc, công việc và công việc:



So do J ver:

Dáng vẻ quyền uy quý phái:



Luôn xuất hiện với một bầy trợ lý, và mải mê bận rộn với công việc:



Bỏ mặc cậu con trai một mình, hoàn toàn chẳng buồn đoái hoài:



Và nói thẳng thừng:



Không bao giờ mất công xem cậu con trai bà đang làm gì, sống thế nào, quan hệ với ai, miễn là không làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của bà:



Một người lạnh lùng, lý trí, luôn đặt lợi ích của tập đoàn lên trên hết => không ngạc nhiên khi dù sâu trong lòng bà vẫn có tình yêu thương con, giữa hai mẹ con vẫn có cả một hố sâu ngăn cách. Tsukasa căm giận mẹ, ghét mẹ, oán trách mẹ là chuyện chẳng có gì lạ.

Bản K:

Có một cảnh tớ rất không thích, mặc dù theo con mắt các fan BBF thì đây có thể là một đoạn khá cool chăng? Với wind, đoạn này thể hiện rõ nhất sự khác biệt giữa mẹ JP và mẹ Tsukasa. Ngoài ra còn có cả sự vô lý đùng đùng trong việc xây dựng tình tiết nữa. Đó là đoạn mẹ JP về nhà trong lúc JD còn đang ở trong nhà, và JP đã phải cầu cứu F3.

Điều kì lạ ở chỗ: F3 vào nhà tụ tập bàn tính được, thì có cớ gì mà JD không chuồn ra khỏi nhà được? Bản thân người hầu trong nhà cũng biết về sự có mặt của JD rồi thôi? Cả F4 tụ tập, vậy mà không làm được gì hơn việc bôi vẽ JD ra thành một "quý bà" (chứ không phải quý cô nhá), để rồi khi mẹ JP vào vẫn phải vội vàng lấp liếm bằng mấy lời nói dối quanh, còn JD thì vẫn cứ mắt chữ O mồm chữ A vì mấy lời nói dối này.

Nhưng quay về chủ đề chính: mẹ JP. Hãy xem cách bà thể hiện trong đoạn này:

Sau một hồi ngồi cau mặt nghĩ ngợi cái gì đó bên bàn làm việc (sao không trốn ra lúc này nhỉ?), mẹ JP đứng dậy và đùng đùng quyết định lên thăm cậu con trai. Cái cách bà thong thả một mình đi xuyên qua cả căn nhà to đùng với mục tiêu rõ ràng là: đến coi cậu con trai thế nào => thực tình giống một bà mẹ nghiêm khắc quan tâm đến con hơn.



Bà thậm chí còn hỏi han về cô bạn mới của JP:



Trông vẻ mặt bà cố ý ra vẻ ngọt ngào tử tế với người bạn mới của con, tất nhiên là có chút dò xét khắt khe trong đó, tớ phần nào liên tưởng đến... mẹ tớ. "Quan tâm quá", "nghiêm khắc quá", "không cho con chút tự do nào" bla bla bla là những lý do để giận dỗi với kiểu người mẹ thế này, nhưng không có lý gì để căm hận mẹ, hay nói hỗn hào về mẹ theo kiểu này:



Giá mà đạo diễn xây dựng luôn thành việc mẹ JP rất quan tâm đến con, nhưng khắc nghiệt, không chịu lắng nghe con, không chịu hiểu con, làm JP luôn sợ hãi mẹ, không thoải mái, không được là chính mình khi ở bên mẹ thì có khi hợp lý hơn nhiều, và vẫn sâu sắc không kém. Cảnh này sẽ rất hợp nếu được xây dựng theo logic đó:



Trang phục của mẹ JP:



Trông giống một nữ diễn viên điện ảnh, hoặc một lão làng nào đó trong giới nghệ sĩ hơn (thì đúng thế còn gì, vì bà này là diễn viên gạo cội mà, nhỉ!)

Hoặc có lúc lại giống như một nhà tạo mẫu nổi tiếng trong show trình diễn thời trang (vai bà đóng trong phim "Thời trang thập niên 70")



Nhất là khi có cảnh này:



Thật là... Mình chưa từng tham dự một buổi đấu giá nào của các đại gia, nhưng có lý do gì mà tự các đại gia lại phải làm người mẫu quảng cáo để bán bộ đồ của mình thế không nhỉ?

Thêm nữa, (1): bà mẹ JP khá là thiếu hiểu biết cần thiết của một đại tư bản thế giới. Phim chiếu cảnh bà này lạnh lùng từ chối thẳng thừng 2 đề nghị làm từ thiện => muốn tạo ấn tượng rằng bà keo kiệt và độc ác chăng? Nhưng bất cứ một doanh nhân nào muốn làm ăn lớn đều sẽ phải biết một điều vô cùng cơ bản rằng: cho nhiều, nhận về nhiều hơn. Cho nên dù thực tế một ông tư bản có tàn bạo, bóc lột thế nào đi nữa cũng đều biết cách trưng ra bộ mặt từ thiện nhân ái.

Và (2): bà còn tỏ ra khó chịu không ưa việc JP chơi với F3 => nếu thật thế thì quả là ngu ngốc hết sức, vì chúng ta thừa biết F3 cũng là người thừa kế của những tập đoàn cực lớn => sự hợp tác thân thiết ngay từ lúc bé này lợi kinh khủng => mẹ Tsukasa dù luôn tỏ ra quyền uy, có thể nạt cả F3, nhưng chưa bao giờ ngăn cản mối quan hệ này, thậm chí có khi chính bà là người đã lập ra F4 từ hồi bé ấy chứ (nếu không sao tự dưng 4 cu cậu này lại chơi với nhau? Tsukasa và Rui đều không phải là loại người thích hòa đồng)

Từ (1) và (2) + những điều trên kia => mẹ JP không thể hiện được phẩm chất của bà chủ một tập đoàn lớn, chứ đừng nói là đủ phẩm chất tạo nên bà Doumiouji Kaede!

(Edit: Hai mẹ con JP nên chuyển thành thế này sẽ hợp hơn: mẹ là nhà tạo mẫu danh tiếng, hay khắt khe với con do lo sợ con bà sẽ làm hỏng danh tiếng của bà, làm ông con JP ngây thơ hiền lành rất sợ, cảm giác lúc nào cũng ko thể làm vừa lòng mẹ, nên ức chế. Bà mải mê với công việc và danh tiếng của mình hơn là chăm lo cho con, và vì vậy không hiểu và không chịu hiểu những tâm tư của con trai mình, không hiểu rằng anh chỉ muốn là một chàng trai bình thường ngốc nghếch như hàng ngày thôi... đó đó đại khái thế)

Bonus: thêm một cảnh vô lý đùng đùng trong việc miêu tả sự ghê gớm của mẹ JP: cảnh mấy ông tướng hồi bé trốn nhà đi chơi với nhau => có lẽ người ta tưởng các cậu ấm bị bắt cóc => mẹ JP phái cả một đội quân vũ trang đầy mình đến bắt. Nhưng đội quân này hình như hơi... ngu, hoặc dở hơi thế nào đó mà phải chĩa súng tua tủa vào người mấy ông nhóc đang chơi... đập gối, rồi bắt chúng nó giơ tay hàng, xếp hàng một dẫn giải như thể sợ chúng chống cự bắn trả???





Original post by southerm_wind @ DAN

0 comments:

Post a Comment

Note: only a member of this blog may post a comment.